Các biến thể North_American_P-51_Mustang

NA-73XChiếc nguyên mẫu ban đầu được nhà sản xuất North American Aviation đặt tên là NA-73X.
  • Mustang Mk IHợp đồng sản xuất đầu tiên đến từ Anh Quốc cho 320 chiếc máy bay tiêm kích NA-73. Kiểu máy bay này được người Anh đặt tên là Mustang Mk I. Một hợp đồng của Anh Quốc thứ hai thêm 300 chiếc Mustang Mk I nữa được North American đặt tên là NA-83.XP-51Hai máy bay trong loạt này giao cho Không lực Lục quân Mỹ được đặt tên là XP-51.
P-51Vào tháng 9 năm 1940, 150 máy bay North American đặt tên là NA-91 được đặt hàng trong Chương trình Cho Thuê/Cho Mượn. Những chiếc này được Không Lực Mỹ đặt tên là P-51 và ban đầu được gọi là Apache cho dù tên này nhanh chóng bị loại bỏ để thay bằng Mustang. Người Anh đặt tên kiểu máy bay này là Mustang Mk IA. Chúng được trang bị bốn khẩu pháo Hispano-Suiza Mk II 20 mm (0,79 inch) nòng dài thay cho các khẩu súng máy. Một số máy bay trong loạt này được Không Lực Mỹ trang bị lại như là máy bay trinh sát hình ảnh và được đặt tên là F-6A. Người Anh cũng trang bị cho một số chiếc tiêm kích Mustang Mk I các thiết bị trinh sát hình ảnh. Hai máy bay trong loạt này được trang bị loại động cơ Merlin do Packard chế tạo và được North American đặt tên là kiểu NA-101, trong khi Không Lực Mỹ ban đầu đặt tên là XP-78, nhưng nhanh chóng đổi thành XP-51B.
  • A-36AĐầu năm 1942, Không lực Mỹ đặt hàng một lô 500 chiếc được cải biến như là máy bay ném bom bổ nhào và được đặt tên là A-36A. North American đặt tên cho kiểu máy bay này là NA-97. Kiểu máy bay này trở thành những chiếc Mustang Hoa Kỳ đầu tiên tham gia chiến đấu. Một chiếc được gửi sang Anh và được đặt tên là Mustang Mk I (Dive Bomber).
P-51ASau đơn đặt hàng A-36A Không lực Mỹ tiếp tục đặt mua 310 chiếc máy bay tiêm kích kiểu NA-99 được Không lực đặt tên là P-51A và người Anh gọi là Mustang Mk II. Một số máy bay trong loạt này được trang bị máy ảnh K-24 và được đặt tên là F-6B. Tất cả các kiểu Mustang này đều trang bị loại động cơ Allison V-1710 ngoại trừ chiếc nguyên mẫu XP-51B.P-51B & P-51CBắt đầu với kiểu NA-102 Mustang loại động cơ Merlin V-1650 do Packard chế tạo bắt đầu thay thế cho kiểu động cơ Allison. Vào mùa Hè năm 1943, việc sản xuất chiếc Mustang được bắt đầu tại một nhà máy mới ở Dallas, Texas cũng như tại cơ sở sẵn có ở Inglewood, California. Kiểu NA-102 được sản xuất như là phiên bản P-51B tại Inglewood trong khi kiểu NA-103 là phiên bản P-51C chế tạo tại Dallas. Không quân Hoàng gia Anh đặt tên những kiểu này là Mustang Mk III. Một lần nữa, một số máy bay phiên bản P-51B và P-51C được trang bị cho vai trò trinh sát hình ảnh và được đặt tên là F-6C.P-51DNhững chiếc nguyên mẫu thay đổi kiểu nóc buồng lái hình bọt nước được North American đặt tên là NA-106 trong khi Không lực Mỹ gọi chúng là P-51D. Phiên bản sản xuất hàng loạt, trong khi giữ nguyên tên gọi P-51D, lại được North American đặt tên là NA-109. Phiên bản ‘D’ trở thành biến thể Mustang được sản xuất nhiều nhất. Một biến thể của kiểu P-51D trang bị kiểu cánh quạt Aeroproducts thay cho loại cánh quạt Hamilton Standard và được đặt tên là P-51K. Phiên bản trinh sát hình ảnh của các kiểu P-51D và P-51K được đặt tên tương ứng là F-6DF-6K. Không quân Hoàng gia Anh đặt tên Mustang Mk IV cho phiên bản ‘D’ và Mustang Mk IVA cho phiên bản ‘K’.XP-51F, XP-51G & XP-51JVì những tiêu chuẩn của Không lực Mỹ đòi hỏi thiết kế một khung máy bay có hệ số chịu tải cao hơn so với người Anh sử dụng trên những máy bay tiêm kích của họ, đã nảy sinh ý tưởng thiết kế lại chiếc Mustang theo những tiêu chuẩn thấp hơn của Anh Quốc nhằm giảm trọng lượng chiếc máy bay và do đó cải thiện được tính năng bay. Vào năm 1943, North American đưa ra một đề nghị thiết kế lại như là kiểu NA-105 và được Không lực Mỹ chấp thuận. Tên gọi XP-51F được dùng cho những chiếc nguyên mẫu trang bị động cơ V-1650 và tên gọi XP-51G cho kiểu gắn động cơ Merlin 145M được Anh cung cấp trong chương trình Cho thuê/Cho mượn ngược. Các cải tiến bao gồm các thay đổi ở nắp động cơ, bộ càng đáp đơn giản hơn với bánh đáp nhỏ hơn và các thắng đĩa, và một nóc buồng lái lớn hơn. Một chiếc nguyên mẫu thứ ba được bổ sung vào quá trình phát triển và được trang bị động cơ Allison V-1710. Chiếc máy bay này được đặt tên là XP-51J. Vì động cơ không được phát triển đúng mức, chiếc XP-51J được cho mượn sang Allison để phát triển động cơ. Một số nhỏ những chiếc XP-51F được chuyển sang Anh dưới tên gọi Mustang Mk V.P-51HPhiên bản Mustang sản xuất cuối cùng, kiểu P-51H, tích hợp các kinh nghiệm có được trong việc phát triển những chiếc máy bay "hạng nhẹ" XP-51F và XP-51G. Chiếc máy bay này, kiểu NA-126 và kiểu NA-129 với những thay đổi nhỏ, được đưa ra quá trễ để có thể tham gia Thế Chiến II, nhưng chúng đưa việc phát triển chiếc Mustang lên đến một đỉnh cao có thể là chiếc máy bay tiêm kích có động cơ piston nhanh nhất từng được đưa vào hoạt động. Kiểu P-51H sử dụng động cơ Merlin V-1659-9, trang bị hệ thống kiểm soát tăng tốc tự động Simmons và phun nước, cho phép có được công suất lên đến 2.218 mã lực ở chế độ chiến đấu khẩn cấp. Một số biện pháp làm giảm trọng lượng thừa kế từ các kiểu XP-51F và XP-51G được áp dụng trong việc kéo dài thân máy bay và tăng chiều cao cánh đuôi đứng, góp phần đáng kể vào việc giảm xu hướng chòng chành, và phục hồi lại thùng nhiên liệu bên trong thân. Nóc buồng lái được thay đổi quay lại kiểu gần giống phiên bản P51-D nhưng vị trí của phi công được nâng cao hơn. Việc tiếp cận các khẩu súng và nạp đạn được cải tiến. Chiếc P-51H được thiết kế để bổ sung cho kiểu máy bay P-47N như là máy bay chủ yếu tấn công vào chính quốc Nhật Bản và 2.000 chiếc đã được đặt hàng để được chế tạo tại xưởng Inglewood. Với các giải pháp để giải quyết vấn đề chòng chành, kiểu P-51H giờ đây được xem là một ứng viên phù hợp để thử nghiệm như là kiểu máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay. Tuy nhiên do chiến tranh kết thúc, việc thử nghiệm bị bãi bỏ, và việc sản xuất cũng bị ngưng lại sau khi chỉ có 555 máy bay được chế tạo. Cho dù một số chiếc P-51H được bố trí đến các đơn vị hoạt động, chúng đã không tham gia chiến đấu. Một chiếc được gửi cho Không quân Hoàng gia Anh để thử nghiệm và đánh giá. Một chiếc số hiệu 44-64192 được đặt lại số hiệu là BuNo 09064 và được Hải quân Mỹ sử dụng trong việc thử nghiệm thiết kế các kiểu cánh vượt âm thanh, rồi được chuyển cho Không lực Vệ binh Quốc gia vào năm 1952. Kiểu P-51H đã không tham chiến trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên cho dù các đặc tính điều khiển đã được cải thiện, do chưa tích lũy đủ kinh nghiệm về độ bền của khung máy bay hạng nhẹ trong các điều kiện chiến đấu.[83]P-51L & P-51MVới việc cắt giảm sản xuất các biến thể của phiên bản P-51H với các kiểu động cơ Merlin khác nhau, chúng chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn hay bị hủy bỏ. Chúng bao gồm P-51L, tương tự như P-51H nhưng trang bị động cơ Merlin V-1650-11 công suất 2.270 mã lực, vốn không bao giờ được chế tạo; và phiên bản chế tạo tại Dallas, kiểu P-51M hoặc NA-124 trang bị động cơ Merlin V-1650-9A không có hệ thống phun nước nên có công suất tối đa thấp hơn, và chỉ có một chiếc, số hiệu 45-11743, được chế tạo trong tổng số 1.629 chiếc được đặt hàng ban đầu.F-51Tên được đặt lại vào năm 1947 cho tất cả những chiếc P-51 phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ, Khồng quân Trừ bịKhông lực Vệ binh Quốc gia sau khi thành lập Không quân Hoa Kỳ như một binh chủng độc lập.TF-51DPhiên bản hai chỗ ngồi/hai bộ điều khiển của chiếc F-51 dùng trong huấn luyện, chỉ trang bị bốn thay vì sáu súng máy.

Số lượng sản xuất

P-51D trên đường lăn Nguồn: U.S. Military Aircraft Designations and Serials since 1909[84]
  • NA.73X Nguyên mẫu: Một chiếc được chế tạo tại
  • P-51: 150 chiếc được chế tạo
  • P-51A: 310 chiếc được chế tạo tại Inglewood, California
  • P-51B: 1.988 chiếc được chế tạo tại Inglewood
  • P-51C: 1.750 chiếc được chế tạo tại Dallas, Texas
  • P-51D: Có tổng cộng 8.156 chiếc được chế tạo: 6.502 chiếc tại Inglewood, 1.454 chiếc tại Dallas và 200 chiếc bởi CAC tại Fisherman's Bend, Australia
  • XP-51F: Ba chiếc được chế tạo
  • XP-51G: Hai chiếc được chế tạo
  • P-51H: 555 chiếc được chế tạo tại Inglewood
  • XP-51J: Hai chiếc được chế tạo
P-51D đang được lắp ráp tại Inglewood, California.[85]
  • P-51K: 1.500 chiếc được chế tạo
  • P-51L: Không được chế tạo - dự án bị hủy bỏ
  • P-51M: Một chiếc được chế tạo tại Dallas
  • Mustang Mk I: 620 chiếc được chế tạo
  • Mustang Mk III: 852 chiếc được chế tạo
  • Mustang Mk IV: 281 chiếc được chế tạo
  • Mustang Mk IVA: 595 chiếc được chế tạo

Tổng số máy bay được chế tạo: 15.875 chiếc (số máy bay tiêm kích Hoa Kỳ được sản xuất nhiều nhất)